Microft và Dell rót hàng trăm triệu đôla vào các startup trí tuệ nhân tạo
Trong 6 năm gần đây, riêng Dell đã đầu tư 600 triệu đôla Mỹ vào khoảng 100 startup trong lịch vực này.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC, ông Scott Darling- Chủ tịch quỹ đầu tư công nghệ của Dell cho rằng, tỷ suất hoàn vốn vào các doanh nghiệp startup trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo rất cao, điều này dẫn tới việc bùng nổ đầu tư vào lĩnh vực này.
Ông Nagraj Kashyap - Chủ tịch quỹ đầu tư công nghệ của Microsoft cũng đồng ý với ý kiến trên. Ông tin rằng việc đổi mới sẽ không chỉ dừng lại ở các tập đoàn lớn như Microsoft, và trí tuệ nhân tạo sẽ giúp thay đổi nơi làm việc.
Ông Nagraj Kashyap - Chủ tịch quỹ đầu tư công nghệ M12 của Microsoft.
Dell và Microsoft liên tục đầu tư vào các startup mà họ tin rằng có tính thương mại cao. Hai nhà đầu tư cũng đồng hành cùng các dự án trong việc phát triển sản phẩm, buôn bán và phân phối sản phẩm. Việc này giúp các startup có những lợi thế của người đi đầu trong lĩnh vực của mình.
Cụ thể, Microsoft đã đầu tư 30 triệu đôla vào GO1- một startup cung cấp phần mềm đào tạo trực tuyến. GO1 là dịch vụ có thể hoạt động trên mọi nền tảng phần mềm, cho phép phòng nhân sự tiếp cận 50.000 khóa huấn luyện các kỹ năng, từ kỹ năng lãnh đạo đến kỹ năng máy tính. Các khóa học thể hiện ở nhiều ngôn ngữ để phù hợp với nguồn nhân lực mỗi quốc gia.
Tốc độ tăng trưởng của GO1 hiện là 300% mỗi năm. Các sản phẩm của GO1 đã được tích hợp vào phần mềm chat nhóm của Microsoft cùng với Microsoft Dynamics 365 và phần mềm CRM. Điều này giúp GO1 có 1,5 triệu người học và hơn 1.500 khách hàng trên toàn thế giới. Ông Eigeland - nhà sang lập GO1 cho rằng thách thức lớn nhất của các nhà tuyển dụng bây giờ là rèn luyện kỹ năng cho nhân viên và tìm ra cách huấn luyện phù hợp với nhu cầu của mình. Ông cũng khẳng định các biện pháp công nghệ tân tiến chính là giải pháp cho vấn đề này.
Ông Matthew Carroll - Giám đốc Điều hành của Immuta - một trong các startup đã kêu gọi được 20 triệu đôla từ quỹ đầu tư của Dell cũng khẳng định rằng trong tương lai gần, mọi nhân viên sẽ có máy móc tự động giúp họ làm công phân việc phân tích dữ liệu hàng ngày. Sự phát triển và ứng dụng trí tuệ nhân tạo cũng gây ra một số vấn đề. Các doanh nghiệp cần đảm bảo dữ liệu được sử dụng hợp lý và sự riêng tư cần được bảo vệ và không vi phạm bất cứ luật nào của nhà nước.
Theo Gartner, thị trường trí tuệ nhân tạo sẽ có giá trị khoảng 3,9 nghìn tỷ đôla Mỹ vào năm 2022, trong số đó, khoảng 30 tỷ đôla thuộc về lĩnh vực quản lý dữ liệu. "Trong khoảng từ 5-10 năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ làm thay đổi môi trường làm việc, và các công ty giữ vị trí đứng đầu sẽ bắt kịp xu hướng này" ông Nagraj Kashyap cho biết.
Nhận xét
Đăng nhận xét