Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 4, 2020

VN-Index mất mốc 770

Hình ảnh
Phiên hôm nay diễn ra với trạng thái giằng co mạnh, chỉ số đảo chiều liên tục. VN-Index mở phiên trong sắc xanh, được kéo gần ngưỡng 780 điểm. Tuy nhiên, thị trường nhanh chóng đảo ngược xu hướng chỉ sau vài phút khi lực bán tăng nhanh trong nhóm VN30. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn bị kéo về dưới tham chiếu với sắc đỏ chiếm áp đảo thị trường. Nhịp hồi phục yếu lúc 10h không kéo được thị trường lên tham chiếu càng làm tâm lý nhà đầu tư trở nên bi quan. Chỉ số nới rộng đà giảm và giữ đến trước giờ nghỉ trưa. Sang phiên chiều, thị trường tiếp tục giằng co ở vùng giá thấp. Đến 14h, khi lực cầu tham gia mạnh trong nhóm vốn hóa lớn, chỉ số mới dần phục hồi. Nhóm ngân hàng được kéo trở lại sắc xanh tăng 1-2% giúp VN-Index tìm lại ngưỡng tham chiếu vào giữa phiên chiều. Tuy nhiên, áp lực bán lại một lần nữa xuất hiện khiến thị trường chịu áp lực. Chỉ số dao động trong biên độ hẹp và tìm về sắc đỏ trước khi đóng cửa. Chốt phiên, VN-Index giảm 0,46% lùi về dưới ngưỡng 770 điểm. VN30-In

Giá dầu thô xuống sát 10 USD

Giá WTI sáng nay có thời điểm giảm hơn 15% do lo ngại các kho chứa trên toàn cầu kín chỗ. Hiện tại, mỗi thùng WTI giao dịch quanh 11,1 USD, giảm 13,6% so với hôm qua. Dầu Brent mất 4% về 19,18 USD một thùng. Sáng nay, WTI có thời điểm mất 15,3% về 10,8 USD, sau khi đã giảm tới 25% hôm qua. Cả hai loại dầu chủ chốt của thế giới đã đi xuống 8 trong 9 tuần gần nhất. Đại dịch khiến nhu cầu dầu thô toàn cầu bốc hơi gần một phần ba, khiến giá liên tiếp xuống đáy vài tháng qua. "Giá dầu giao tháng 6 giảm do nhu cầu thực tế quá thấp so với sản xuất. Năng lực lưu trữ cũng có giới hạn", Reid Morrison – nhà phân tích dầu khí tại PwC nhận xét trên CNBC, "Thị trường sẽ còn biến động lớn khi các nền kinh tế cân nhắc giữa việc tiếp tục phong tỏa và mở cửa lại nền kinh tế". Giá dầu hôm qua chịu sức ép sau khi quỹ đầu tư nổi tiếng United States Oil Fund cho biết từ ngày 27/4 sẽ bán hết hợp đồng dầu giao tháng 6 để chuyển sang các hợp đồng dài hạn hơn. "Độ

Mua sắm trực tuyến không bùng nổ mùa dịch như kỳ vọng

Hình ảnh
Ba trên bốn sàn trực tuyến lớn nhất giảm lượng truy cập quý I, thời điểm đáng ra được kỳ vọng giúp ngành này "cất cánh". Hàng loạt hoạt động kinh doanh trực tiếp bị thu hẹp, thậm chí dừng hẳn trong thời gian cách ly xã hội và người dân hạn chế ra đường mua sắm vì lo ngại dịch bệnh. Nhưng hai yếu tố cơ bản này vẫn không đủ giúp thương mại điện tử "cất cánh".    "Bản đồ Thương mại Điện tử Việt Nam quý I/2020" do iPrice và SimilarWeb vừa công bố cho biết, ba trên bốn sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam đều có lượng truy cập website giảm. Tiki đạt 23,99 triệu lượt truy cập mỗi tháng, giảm nhẹ 500.000 lượt mỗi tháng so với quý IV/2019. Hai sàn cũng có lượt truy cập website giảm là Lazada Việt Nam và Sendo. Trong quý I, họ giảm lần lượt 7,3 triệu lượt và 9,6 triệu lượt mỗi tháng với quý trước. Hai sàn này cũng lần lượt xếp sau Tiki - sàn bắt đầu vươn lên vị trí thứ hai về truy cập website trong quý I/2019. Lượng truy cập hàng tháng của các webs

Giá vàng SJC tiếp tục giảm

Mỗi lượng vàng miếng SJC bán ra giảm hơn nửa triệu đồng, về sát 48 triệu, trong bối cảnh thị trường thế giới đi xuống mạnh. Lúc 13h ngày 28/4, Tập đoàn vàng bạc đá quý Doji báo giá bán vàng miếng 48,07 triệu đồng, còn mua vào là 47,75 triệu đồng một lượng. Mức giá này giảm 600.000 đồng chiều bán, 400.000 đồng chiều mua so với cuối ngày hôm qua. Chênh lệch mua bán là 320.000 đồng một lượng. Đà đi xuống của vàng SJC diễn ra từ đầu ngày khi Tập đoàn Doji mở cửa giảm giá mua 400.000 đồng, niêm yết quanh 47,75 triệu đồng một lượng. Giá bán ra mất 150.000 đồng về 48,4 triệu đồng một lượng. Trong phiên 27/4, mỗi lượng vàng SJC cũng đã hạ 100.000 đồng.  Tương tự, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) chiều nay cũng hạ 200.000 đồng ở cả hai chiều mua bán so với cuối ngày hôm qua. Giá vàng giao dịch tại SJC hiện dao động 47,7 - 48,35 triệu đồng một lượng.  triệu đồng Diễn biến giá vàng SJC từ đầu năm đến nay Bán ra Mua vào 31/12/2019 02.01 07.01 19.02 21.02 23.02 Chiều 24/02 28.02 0

Việt Nam khó đạt mục tiêu một triệu doanh nghiệp

Đại diện Tổng cục Thống kê cho biết, mục tiêu một triệu doanh nghiệp năm nay không thể đạt, nhất là khi Covid-19 khiến nhiều đơn vị dừng hoạt động. Tại họp báo công bố Sách Trắng Doanh nghiệp Việt Nam sáng nay (28/4), ông Nguyễn Bích Lâm, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết nền kinh tế dự kiến chỉ có khoảng 900.000 doanh nghiệp vào cuối năm 2020. Do ảnh hưởng của Covid-19, 4 tháng đầu năm, số doanh nghiệp thành lập chỉ đạt hơn 80% cùng kỳ, giảm cả về số lượng, quy mô, vốn đăng ký trung bình. Trước đó, trong số liệu quý I, số doanh nghiệp thành lập mới tăng nhưng số doanh nghiệp ngừng kinh doanh còn tăng cao hơn. Trong ba tháng đầu năm, cả nước có 29.700 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, tăng 4,4%, 14.800 doanh nghiệp trở lại hoạt động nhưng số ngừng kinh doanh có thời hạn lên tới 18.600 doanh nghiệp, tăng 26%.  Theo ông Lâm, chỉ tiêu số lượng doanh nghiệp chỉ phản ánh một khía cạnh nào đó trong bức tranh phát triển nền kinh tế. Quan trọng hơn là các chỉ tiêu

Các khách sạn ‘hụt’ nửa doanh thu vì Covid-19

Hình ảnh
Lượng du khách giảm đột biến quý I khiến doanh thu phòng bình quân của các khách sạn 3-5 sao giảm 49% so với cùng kỳ. Covid-19 khiến lượng khách du lịch tới Hà Nội vào quý I chỉ đạt 3,85 triệu lượt - mức thấp nhất trong 5 năm trở lại đây và làm tổng doanh thu du lịch của thành phố giảm 38,8% so với cùng kỳ năm 2019, chỉ còn 15.687 tỷ đồng, theo thống kê của Savills.  Ông Troy Griffiths - Phó tổng giám đốc Savills Việt Nam – cho biết, du lịch khách sạn là ngành đầu tiên chịu ảnh hưởng bởi dịch khi lượng khách quốc tế lưu trú trong quý I tại Hà Nội chỉ đạt 756.000 lượt, giảm 36,9% so với cùng kỳ năm 2019. Giảm mạnh nhất là nguồn khách từ Trung Quốc với mức 78,1%, tiếp đó là Hàn Quốc và Nhật Bản lần lượt giảm 52,1% và 33,3% đã khiến công suất các khách sạn 3-5 sao tại Hà Nội giảm còn 55%. Riêng trong tháng 3, khi các biện pháp giãn cách xã hội được áp dụng, công suất các khách sạn thuộc nhóm này đã xuống dưới 30%. Tính cả quý I, công suất bình quân của khách sạn 3-5 sao g

Cua biển, tôm sú tăng giá mạnh

Sau khi hết cách ly xã hội, nhiều loại thủy hải sản bắt đầu tăng giá trở lại, trong đó, tôm, cua tăng 10.000-40.000 đồng một kg. Tại các tỉnh miền Tây, tôm sú loại 10-15 con một kg có giá 300.000 đồng, tăng 20.000 đồng mỗi kg; tôm càng xanh mua xô (mua hỗn hợp cả loại lớn và nhỏ) có giá 130.000 đồng một kg; sò huyết, sò lông cũng tăng 15.000 đồng lên 60.000-70.000 đồng một kg. Với cua biển, loại thịt tại vựa Trà Vinh, Cà Mau, mỗi kg có giá từ 150.000-160.000 đồng (loại 5-6 con một kg), cua thịt loại I (3 con một kg) từ 300.000 đồng, tăng bình quân 15.000 đồng mỗi kg so với tuần trước. Ông Hòa ở Cà Mau cho biết, 3 ngày qua gia đình ông đã bán vài trăm kg cua với giá 300.000 đồng mỗi kg, tăng 20.000 đồng so với trước đó. Theo ông Hòa, cua biển đang vào mùa, nhưng sức tiêu thụ cao hơn nên giá bán tăng. "Nhiều khu du lịch hoạt động trở lại nên dịp 30/4, 1/5 sắp tới giá cua sẽ còn tăng cao", ông dự đoán. Chị Hoa, chủ cửa hàng thủy hải sản trên đường Lê Văn T

Agribank có chủ tịch mới

Hình ảnh
Ông Phạm Đức Ấn, Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước vừa được bổ nhiệm làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank. Ngày 28/4, Ngân hàng Nhà nước trao quyết định bổ nhiệm ông Phạm Đức Ấn làm Chủ tịch Hội đồng thành viên Agribank. Ông Phạm Đức Ấn khi còn làm Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước. Ảnh: SBV. Ông Phạm Đức Ấn (sinh năm 1970) làm Chánh văn phòng Ngân hàng Nhà nước từ đầu năm 2019. Trước đó, ông bắt đầu làm Phó chủ tịch Agribank từ năm 2014 đến cuối năm 2018. Ông Ấn cũng từng là Phó tổng giám đốc BIDV và có gần 20 năm làm việc tại nhà băng này. Bên cạnh đó, bà Đỗ Thị Nhàn, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II (Cục II) cũng được bổ nhiệm vào Hội đồng thành viên của Agribank. Tháng 11/2019, Agribank "tạm khuyết" vị trí chủ tịch sau khi ông Trịnh Ngọc Khánh nghỉ hưu. Trong giai đoạn này, ông Phạm Hoàng Đức tạm đảm đương chức vụ điều hành Hội đồng thành viên. Việc bổ nhiệm chủ tịch mới của Agribank được thực hiện vào đúng năm kết thúc g